Email       Bản in

Khi cô nàng "kinh nguyệt" nổi loạn 14:27 | 16/12/2011

Ở tuổi dậy thì, do cơ thể đang phát triển mạnh, nồng độ hormone chưa ổn định, cơ quan sinh sản chưa hoàn thiệh, hiện tượng hành kinh nhiều khi “nổi loạn”. Dưới đây là những biểu hiện bất thường các XX thường gặp phải. 

1. Vô kinh: Xảy ra khi bộ phận sinh dục chỉ phát triển một phần hoặc hoàn toàn.

Nếu XX có kinh trước 10 tuổi gọi là hành kinh sớm và thường là bệnh lý. Nếu có kinh sau 16 tuổi là có kinh muộn. Sau 18 tuổi chưa có kinh thì được gọi là vô kinh nguyên phát. Ngoài ra, nhiễm khuẩn, nạo phá thai có thể gây dính buồng  tử cung là nguyên nhân của vô sinh thứ phát. Trong những trường hợp này teen cần đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa phụ sản.

2. Bế kinh: Nhiều trường hợp máu kinh hàng tháng vẫn được bài xuất nhưng do những cản trở mang tính giải phẫu khiến máu khinh không thể ra ngoài gọi là bế kinh. 

Bế kinh gây đau bụng vùng dưới đều đặn hàng tháng, mỗi lần đau kéo dài 3 - 4 ngày, sau đó trở lại bình thường. Những lần sau thường đau hơn lần trước. 5-6 lần đau như vậy sẽ thấy một khối ở trên xương mu, nhiều khi đau căng, quằn quại.

Bế kinh kéo dài khiến cho huyết kinh ứ đọng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, có thể làm nhiễm khuẩn rồi vỡ và sẽ gây viêm ổ bụng. Cho nên, khi thấy hiện tượng bất thường như trên, các XX cần nhanh chóng đến khám để có được hướng điều trị hợp lý nhất.
 
3. Rong kinh, rong huyết: là hiện tượng hành kinh kéo dài hơn 1 tuần, máu kinh không đông, lượng máu ra nhiều vào giữa đợt có kinh.

Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nên XX dễ bị viêm đường sinh dục. Viêm nhiễm có thể lan tỏa lên hai vòi tử cung, (vòi trứng) làm hẹp hoặc tắc gây thai ngoài tử cung hoặc gây thiếu máu. Nếu bị rong kinh quá lâu XX nên đến khám chuyên khoa để điều trị sớm, tránh rối loạn phóng noãn sẽ gây vô sinh.
 
4. Thống kinh: là triệu chứng đau quặn thắt ở vùng bụng dưới (đôi khi còn kèm đau lưng, nhức đầu, tiêu chảy) khi hành kinh. 

Để khắc phục tình trạng này có thể phải sử dụng hormone sinh dục nữ progesteron, estrogen sẽ giúp giảm đau. Thuận tiện nhất là dùng các thuốc tránh thai có chứa 2 hormone này. Cần uống thuốc trước khi có kinh 2 - 3 ngày, nếu quên thì uống ngay sau khi thấy có giọt kinh đầu tiên. Ngoài ra có thể dùng các thuốc giảm đau chống co thắt, các kháng viêm không steroid (thuốc ức chế sản sinh ra prostaglandin).

5. Thiếu máu nhược sắc: Ngay khi chu kỳ hành kinh bình thường, bạn gái đã bị mất máu, mất sắt nên nhu cầu bổ sung lượng chất sắt (2,4mg/ngày). Rong kinh - rong huyết làm mất nhiều máu hơn khiến XX trở nên xanh xao và kém sắc (thiếu máu nhược sắc) do đó nhu cầu bổ sung chất sắt còn cao hơn.
 
Trong thời gian này, các XX phải lưu ý  chọn thức ăn giàu sắt và dễ hấp hấp thu. Khi muốn bổ sung thuốc chứa chất sắt, tốt nhất nên dùng loại viên sắt phối hợp với acid folic.

(Theo Suckhoedoisong.vn)

Ý kiến của bạn

Off Telex VNI VIQR

Đường cong rực lửa
Natasha Barnard mặn nồng vẻ đẹp Nam Phi
Victorias Secret chưa bao giờ thôi sexy
Giấc mộng mang tên Khát khao

Bạn thấy giao diện của Cửa Sổ Mới thế nào ?
Đẹp và ấn tượng
Dễ nhìn nhưng còn sơ sài
Cần thay đổi