Email       Bản in

Quả vải - Thức ăn, vị thuốc ích tâm ôn tỳ 20:00 | 07/08/2011

Theo Đông y, quả vải đặc tính đại nhiệt; cùi vải vị rất ngọt, không độc; có tác dụng ích tâm, ôn tỳ, tư thận, bổ huyết, dưỡng can, trừ phiền chỉ khát, làm tỉnh táo tinh thần, minh mẫn trí óc, tăng sức lực, tăng thân nhiệt, trừ hàn, tráng dương, tiêu thũng... Quả vải thường được dùng dưới 2 dạng tươi và khô.

Quả vải bổ huyết, ôn tỳ, dưỡng can

Một số bài thuốc chữa bệnh từ vải:

1. Suy nhược thần kinh và thể lực, liệt dương: Vải tươi 500 - 1.000g ngâm vào 1lít rượu trong 7 - 10 ngày. Uống lúc chiều tối, mỗi lần 25 - 30ml.

Vải khô 10 quả, ăn vào chiều tối trong thời gian 1 - 2 tháng. Tốt nhất vào các mùa mát lạnh thu đông.

2. Đau bụng, tiêu chảy cấp, tỳ hư gây ngũ canh tiết tả (đi ngoài lỏng sáng sớm): Nấu cháo vải khô 5 - 10 quả. Có thể cho thêm các vị như hoài sơn, hạt sen 10g, bạch biển đậu 10g.

3. Sa dạ con: Dùng cùi vải tươi 500g sắc uống, hoặc ngâm rượu uống. Hoặc cùi vải khô 10 quả sắc uống.

4. Đậu, sởi không mọc: Cùi vải khô 16g sắc uống.

5. Hôi miệng: Cùi vải khô nhai, ngậm.

6. Mụn nhọt sưng tấy: Cùi vải tươi hoặc khô giã nhuyễn với ô mai, đắp lên vết sưng.

7. Nấc lâu không khỏi: 7 quả vải đốt tồn tính, nghiền nát uống với nước nóng.

8. Khô cổ, khản giọng: Hàng ngày nhai ngậm vài cùi vải khô để bảo dưỡng thanh đới. Không dùng khi có viêm nhiệt, kèm răng lợi chảy máu.

9. Tim đập nhanh, mạnh, thở nhanh khi gắng sức: Cùi vải khô hoặc cả quả khô nấu nước để uống.

10. Đau mỏi vai, lưng, đau bụng do lạnh: Sắc vải tươi hoặc vải khô để uống.

(Theo Suckhoedoisong)

 

Ý kiến của bạn

Off Telex VNI VIQR

Các tin bài khác

Đường cong rực lửa
Natasha Barnard mặn nồng vẻ đẹp Nam Phi
Victorias Secret chưa bao giờ thôi sexy
Giấc mộng mang tên Khát khao

Bạn thấy giao diện của Cửa Sổ Mới thế nào ?
Đẹp và ấn tượng
Dễ nhìn nhưng còn sơ sài
Cần thay đổi