Những thực phẩm nên cẩn thận khi ăn
11:30
|
05/06/2011
Bạn có biết rất nhiều loại rau, củ chúng ta vẫn dùng ăn hàng ngày lại chứa hàm lượng độc tố khá cao? 1 trong các thực phẩm chứa độc tố cần hết sức chú ý khi chế biến đó là:
|
Ăn khoai tây đã mọc mầm rất dễ bị ngộ độc |
Đậu cô-ve
Nếu đậu cô-ve chưa được nấu chín, chất saponin trong đậu sẽ kích thích mạnh đường tiêu hóa. Ngoài ra, nó còn chứa chất nitrite và tơ-ríp-xin có thể kích thích đến đường vị tràng xuất hiện triệu chứng viêm dạ dày và ruột.
Đậu tằm
Trong hạt đậu tằm có chứa chất alkali glycosides, là chất thường có trong rau dại, con người sau khi ăn phải loại chất này có thể dẫn đến bệnh thiếu máu cấp tính. Ăn đậu tằm thời điểm cuối xuân, đầu hạ mà nấu không cẩn thận sẽ khiến cơ thể bị trúng độc. Thường sau khi ăn đậu tằm sống 4 - 24 tiếng sẽ phát bệnh.
Để phòng chống hiện tượng trúng độc do loại thực phẩm này gây ra, tốt nhất không nên ăn khi chúng còn non và tươi, đặc biệt cần chú ý, chỉ ăn khi đã được nấu chín.
Sữa đậu nành sống
Trong sữa đậu sống chứa thành phần có độc, vì vậy, nếu dùng khi chưa nấu chín nguy cơ bị ngộ độc sẽ rất cao.
Nếu uống loại nước đậu mới chỉ được đun nóng đến khoảng 80ºC cũng không hề tốt cho cơ thể. Bởi chất saponin trong sữa đậu khi gặp nhiệt độ liền nở ra, bọt khí nổi lên, xảy ra hiện tượng “sôi giả”. Trong khi những chất có thành phần gây hại cho cơ thể vẫn chưa bị loại trừ.
Để phòng chống việc trúng độc do uống sữa đậu sống, khi nấu sữa đậu, bạn nên tiếp tục nấu cho nhiệt độ lên tới 100ºC. Sau đó, dùng lửa nhỏ đun thêm khoảng 10 phút. Chú ý, sữa đậu đã được nấu chín sẽ không có bọt khí bởi những chất độc đã bị phá vỡ.
Sắn
Sắn là loại cây có chứa nhiều chất độc trong thân, củ, lá. Đặc biệt, củ sắn tươi có lượng độc tố nhiều nhất. Do đó, khi chế biến bạn cần hết sức lưu ý.
Thông thường, nếu bạn ăn khoảng từ 150 - 300g sắn tươi sẽ bị trúng độc, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Để không bị ngộ độc, trước khi ăn bạn nên gọt bỏ phần vỏ, sau đó, ngâm trong nước sạch. Thường thì sau khi ngâm trong nước khoảng 6 ngày sẽ loại trừ được khoảng 70% chất độc, sau đó chỉ cần nấu chín là có thể ăn.
Khoai tây đã mọc mầm
Bạn có biết khoai tây đã mọc mầm sẽ chứa 1 lượng độc tố khá cao? Vì vậy, bạn cần bảo quản khoai nơi thoáng mát, tránh để củ phát triển thành mầm. Nếu khoai đã mọc mầm hoặc xuất hiện các đốm đen trên da, hãy "thẳng tay" cho chúng vào thùng rác.
(Theo Giadinh)