4 lý do khiến bạn bị mất ngủ
15:00
|
10/07/2011
Bạn thường xuyên trằn trọc, khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc? Có thể bạn đang mắc phải một trong các "lỗi" sau:
|
(Ảnh minh họa) |
1. Uống bia, trà hoặc cà phê trước khi ngủ
Thói quen này rõ ràng là không tốt cho giấc ngủ. Có thể sau khi uống 1 cốc bia, bạn sẽ thấy buồn ngủ, nhưng nó sẽ không giúp bạn có một giấc ngủ “êm xuôi” suốt đêm. Không những thế, sáng hôm sau tình trạng sức khỏe của bạn có khi còn tệ hơn.
Thông thường, đồ uống có chứa chất kích thích sẽ khiến bạn ngủ không sâu và đến sáng tỉnh dậy thì thấy mệt mỏi, muốn ngủ tiếp cũng không được nữa.
2. Đi ngủ quá sớm
Nhiều người hay lo rằng “còn lâu mới ngủ được” nên thường lên giường nằm từ 9 giờ tối. Thế nhưng đi nằm quá sớm rất dễ làm hỏng thiện chí của bạn đối với giấc ngủ. Vì ngủ quá sớm thường không phù hợp với nhịp sinh học thức - ngủ tự nhiên của con người.
Để giữ đúng nhịp sinh học, các nhà khoa học khuyên rằng: Bạn nên đợi đến khi mình buồn ngủ rồi hãy lên giường và tỉnh dậy đúng giờ vào sáng hôm sau. Làm được như vậy sẽ khiến cơ thể tự điều chỉnh được thời gian biểu ngủ vừa đủ và đúng giờ.
3. Làm việc tới tận giờ đi ngủ
Bạn nghĩ rằng check mail xong và leo lên giường thì sẽ chìm ngay vào giấc ngủ? Đây là một ý nghĩ sai lầm. Nếu vẫn còn những vấn đề liên quan đến bài vở, công việc hoặc bất kỳ chuyện căng thẳng nào thì nó sẽ khiến bạn khó có thể chợp mắt nhanh chóng. Cách tốt nhất, hãy để mình có thời gian bình tĩnh và thư giãn trước khi ngủ.
4. Stress và lo lắng
Bạn đừng nghĩ rằng mỗi ngày giấc ngủ chỉ cần đủ 5-6 giờ đồng hồ thì sẽ không bao giờ bị mất ngủ. Một ngày làm việc, học tập sẽ hiệu quả hơn nếu bạn kèm theo một giấc ngủ trưa kéo dài từ 20-35 phút và giấc ngủ ban đêm từ 7-8 giờ.
Lo lắng về giấc ngủ của mình cũng khiến bạn đánh mất giấc ngủ sâu. Bạn hãy nhớ rằng: Mất ngủ chỉ thật sự là vấn đề nghiêm trọng khi nó diễn ra thường xuyên, kéo dài và ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.
Ngoài ra, nếu mất ngủ vì chứng khó tiêu hay cảm xúc bị kích thích cũng không có gì đáng lo ngại. Những cơn mất ngủ như thế sẽ nhanh chóng được bù đắp lại nếu bạn có thái độ “cầu thị” với giấc ngủ.
(Theo Dantri)