Email       Bản in

Bài thuốc giảm đau bụng kinh 09:12 | 06/04/2010

Theo y học cổ truyền, đau bụng kinh là do khí huyết không thông, Đông y còn gọi đó là thống kinh. là tình trạng đau bụng vùng hạ vị, thường xuất hiện trước, trong hoặc sau kỳ kinh nguyệt.

Ngải cứu "thần dược" của phụ nữ

Sau đây là một số vị thuốc và bài thuốc giúp điều trị bệnh này:

1. Cây ích mẫu

Ích mẫu còn có tên gọi là chói đèn hay sung úy tử, vị đắng, tính mát, có tác dụng thông máu, điều kinh, lợi thủy, được dùng chữa kinh nguyệt bế tắc, đau bụng kinh, kinh ra quá nhiều, hạ huyết áp.

Đối với phụ nữ có thai, ích mẫu có tác dụng an thai, giảm đau, giúp sinh đẻ dễ dàng. Tuy nhiên, do tác dụng kích thích tử cung nên mọi người không được dùng liều cao khi mang thai vì có thể sẽ gây sảy thai.

Hạt ích mẫu có vị cay, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt, bổ huyết, hoạt huyết và điều kinh.

Bài thuốc

Mỗi ngày dùng 6-12g thân lá hoặc hạt sắc lấy nước để uống. Ngoài ra, còn có thể giã ích mẫu dùng để đắp hoặc sắc lấy nước để chữa các bệnh như sưng vú, chốc đầu, lở ngứa.

2. Cây ngải cứu

Ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu.

Ngải cứu còn được dùng để trị các chứng kinh nguyệt không đều, kinh kéo dài, người mệt mỏi, bụng lạnh đau, đi lỵ, thổ huyết, chảy máu cam...

Bài thuốc

Khoảng 1 tuần trước kỳ kinh nguyệt, sắc 6-12g ngải cứu lấy nước, mỗi ngày uống 2 lần sẽ có tác dụng tốt.

Ngoài ra, đối với phụ nữ có thai có thể dùng 16g lá ngải cứu, 16g lá tía tô, sắc với 600ml nước cho tới khi cô đặc còn khoảng 100ml; uống ngày 3-4 lần, sẽ rất tốt cho thai nhi.

3. Cây hương phụ
 
Còn có tên là cỏ cú, củ gấu, có vị cay, đắng hơi ngọt, chứa nhiều tinh dầu cyperol, cyperen; có tác dụng ức chế sự co bóp của tử cung và làm dịu cơn co tử cung, làm giảm đau trên động vật thí nghiệm.

Ngoài ra, hương phụ còn có tác dụng giải uất, điều kinh, chỉ thống, chữa tức ngực, bụng trướng đau, khí uất không thông, đau bụng kinh, viêm tử cung mãn tính, đau dạ dày, ăn không tiêu, nôn mửa, đau bụng tiêu chảy.

Bài thuốc

Lấy 6g hương phụ , 6g ích mẫu, 6g ngải cứu, 6g lá bạch đồng nữ cho vào 300ml nước, đun sôi nửa giờ, ngày uống 2-3 lần. Nên dùng trước kỳ kinh khoảng 10 ngày, sau đó có thể uống liền từ 2-3 tháng sẽ có tác dụng thông khí huyết rất tốt.

Trong trường hợp bị rong kinh, có thể dùng các vị thuốc trên cùng với 6g cỏ mực sắc để uống. Bài thuốc này có tác dụng cầm máu, giảm đau.

Ngoài các bài thuốc thảo dược trên, gần đây một số nghiên cứu còn cho thấy việc sử dụng các thực phẩm ít chất béo và nhiều xơ như rau, đậu cũng có thể giúp giảm đau bụng kinh. Vì vậy, nên ăn thêm các loại như mầm ngũ cốc, giá, rau xanh, dầu hướng dương, uống thêm sữa đậu nành trong kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, cần hạn chế ăn thức ăn khó tiêu gây nặng bụng, trướng bụng vì nó sẽ làm kéo dài cơn đau.

Ngoài ra, để giảm đau bụng kinh bạn còn có thể áp dụng các liệu pháp hỗ trợ khác như chườm nóng, tập thở, thư giãn, tránh lo nghĩ, massage nhẹ vùng bụng dưới.


 (Theo Giadinh)

Ý kiến của bạn

Off Telex VNI VIQR

Các tin bài khác

Đường cong rực lửa
Natasha Barnard mặn nồng vẻ đẹp Nam Phi
Victorias Secret chưa bao giờ thôi sexy
Giấc mộng mang tên Khát khao

Bạn thấy giao diện của Cửa Sổ Mới thế nào ?
Đẹp và ấn tượng
Dễ nhìn nhưng còn sơ sài
Cần thay đổi