Sự thật: “Em đã chi nhiều hơn mức nên chi, thế nên em phải coi như mình chưa “mạnh tay” đến thế”.
Tại sao phải nói dối?Vì ngay cả những người phụ nữ tốt nhất cũng không thể cưỡng lại sức hút của những món đồ nho nhỏ họ yêu thích đang bày trong tủ kính, dù thỉnh thoảng chuyện này mới xảy ra. Vấn đề nằm ở chỗ họ cảm giác khá tội lỗi khi vung tiền quá tay hay mua sắm quá nhiều, họ ghét phải “khai báo” với bạn đời những món đồ đã mua với giá cắt cổ để rồi chịu sự phán xét của anh ấy. Sẽ dễ dàng hơn nếu giả đò rằng mình vừa thương lượng được một món hời.
2. “Đây chính là thứ em luôn muốn có”
Hoặc: “Anh không cần phải mua gì cho em đâu”/ “Tấm lòng mới là đáng quý”.
Sự thật: “Em không thích món quà này nhưng lại không muốn tổn thương đến cảm xúc của anh”.
Tại sao phải nói dối?Vì một động cơ tốt. Phụ nữ thường nói dối rằng họ thích những món quà được tặng bởi không muốn khiến người tặng mất vui. Dẫu sao, họ vẫn hy vọng nhận được món quà đúng như mình mong ước vào lần tới.
3. “Em chẳng sao cả”Hoặc: “Em không điên”/ “Anh chẳng làm gì để em buồn cả”/ “Em ổn”.
Sự thật: “Tôi đang điên thật đấy nhưng không muốn nói về chuyện đó bây giờ”.
Tại sao phải nói dối?
Đôi khi họ nói “em ổn” có nghĩa là họ ổn thật, nhưng đa phần là họ đang quá kích động tới mức sợ rằng nếu nói ra sẽ làm mọi chuyện tệ hại hơn. Cái điều đang khiến họ bực mình thực ra chẳng đáng gì, cho nên nói ra khiến họ thấy mình dớ dẩn.
4. “Chờ em một phút thôi”Hoặc: “Em chỉ vào shop ngó một cái rồi ra”. “Em sẽ sẵn sàng trong 5 phút”.
Sự thật: “Em biết sẽ mất nhiều thời gian hơn”.
Tại sao phải nói dối?
Vì phụ nữ biết rõ đàn ông không ưa sự thật trong trường hợp này. Anh ấy còn lâu mới chịu vào shop nếu biết sẽ phải đợi cả tiếng đồng hồ cho vợ thử hết các món đồ trong đó.
5. “Em đau đầu”Hoặc: “Em mệt”.
Sự thật: “Em không có hứng làm chuyện này”.
Tại sao phải nói dối?
Đôi khi đơn giản là nàng không muốn làm một việc gì đó. Đau đầu là lý do thoái thác dễ dàng hơn so với thẳng thừng từ chối “em không muốn làm”.
6. “Em dùng salad thôi”Hoặc: “Em không đói”
Sự thật: “Em đang cố tỏ ra mình ăn uống lành mạnh nên chỉ gọi đồ thật nhẹ nhàng, song điều đó không có nghĩa là em không thể ăn hết đĩa thức ăn của anh”.
Tại sao phải nói dối?Lời nói dối này thực sự gây rối cho cánh mày râu. “Tại sao cô ấy gọi salad rồi lại ăn ké đồ của mình?”. Đó là bởi phụ nữ nghĩ họ có thể theo tốt chế độ ăn lành mạnh, nhưng khi nhìn thấy những món ngon xuất hiện bên đĩa của bạn, họ lại không thể kiềm chế nổi.
7. “Em không phiền khi anh nhìn cô khác”
|
"Lật tẩy" những lời nói dối của nàng |
Hoặc: “Em không ghen”/ “Em hoàn toàn tin tưởng anh”.
Sự thật: “Em không thích khi anh không giấu nổi sự thích thú của mình trước những phụ nữ khác. Điều đó tổn hại đến tự tin của em”.
Tại sao phải nói dối?
Ngay cả người phụ nữ tự tin nhất cũng vẫn cảm thấy bấp bênh đôi chút khi người đàn ông của mình ngắm nhìn cô gái khác. Họ giả vờ rằng mình vẫn đang thoải mái, mình là người yêu rất rộng lượng, dễ thương nhưng thực ra trong lòng họ không vui khi bạn nhìn người khác.
8. “Nói thật em nghe... hông em có to quá khi mặc cái quần jeans này không?”Hoặc: “Em muốn nghe nhận xét thực lòng của anh”/ “Em không giận đâu”.
Sự thật: “Em cần một lời chắc chắn của anh. Nếu anh không nói em nghe chính xác điều em muốn nghe, em sẽ không vui đâu đấy”.
Tại sao phải nói dối?
Bạn đâu thể cầu xin một lời ngợi khen chứ! Cho nên đôi khi phụ nữ cứ làm vẻ hơi bất an về ngoại hình của mình, để được nhận một lời khen có tác dụng trấn an.
9. “Em không thích ngày lễ Tình yêu”
Hoặc: “Em không cần hoa”/ “Anh chẳng cần tặng gì cho em cả”.
Sự thật: “Em mong một chút lãng mạn đấy nhưng lại không muốn tỏ ra có ý ép anh”.
Tại sao phải nói dối?Vì phụ nữ không muốn nài nỉ để được nhận quà.
10. “Xem đá bóng cũng được mà, em không phiền đâu”Hoặc: “Em không phiền đâu nếu cuối tuần chúng mình về nhà nội/ ... nếu bạn anh tụ tập ở nhà mình xem đá bóng”.
Sự thật: “Em có phiền đấy, chỉ không nói ra thôi”.
Tại sao phải nói dối?Phụ nữ không muốn phải nài nỉ, càng không muốn từ chối điều nửa kia muốn làm. Họ chỉ hy vọng rằng “anh ấy nhận ra mình không muốn lúc nào cũng phải nhượng bộ”.