Email       Bản in

Phong thủy trong marketing (P2) 19:00 | 27/06/2011

Địa điểm giao dịch

Là nơi tiếp xúc giữa doanh nghiệp và khách hàng. Vì vậy, khi chọn địa điểm để thương hiệu hiện diện cần có sự tính toán khoa học. Ngoài những yếu tố phong thủy truyền thống (ánh sáng, bố trí nội thất...), cần quan tâm đến những yếu tố mới trong thuật phong thủy. Chẳng hạn, cần hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu là ai, họ thường xuất hiện ở đâu và thích đến nơi nào.

(Ảnh minh họa)

Hệ thống quán cà phê cao cấp Highlands thường được đặt ở tầng trệt các cao ốc hạng A bởi lý do đơn giản đây là nơi hiện diện của các doanh nghiệp lớn, đẳng cấp nên những người ra vào các tòa nhà hầu hết đều có thu nhập cao, đúng với phân khúc thị trường mà Highlands nhắm đến.

Tương tự, các tiệm ăn nhanh thường được đặt gần các trung tâm Anh ngữ hay trường quốc tế bởi đây là địa điểm của lứa tuổi teen - những khách hàng trung thành của KFC hay Lotteria.

Cũng chính từ những logic khoa học này, ở nước ta đã hình thành phố Wall Việt Nam - đường Nguyễn Công Trứ (Tp HCM) hay Láng Hạ (Hà Nội), nơi tụ tập hầu hết các công ty chứng khoán và ngân hàng lớn nhỏ; hay đường Lê Văn Sỹ (Tp HCM) là chốn hiện diện của các thương hiệu thời trang bình dân trong khi đường Nguyễn Trãi (Tp HCM) lại là nơi xuất hiện của các thương hiệu thời trang cao cấp…
 
Thông điệp truyền thông

Đây được coi là yếu tố đầu tiên của quá trình thông tin đến người tiêu dùng qua các phương tiện truyền thông: quảng cáo trên tạp chí hay truyền hình, PR… Bức thông điệp của doanh nghiệp sẽ dễ đi vào tâm trí của người nghe nếu nó “hợp tai”. Các tiêu chí để đánh giá slogan (khẩu hiệu) “hợp phong thủy” bao gồm: dễ nhớ, ngắn gọn và có điểm nhấn.

Đối với ngành dịch vụ, nơi cần tạo ra sự an toàn, tin cậy thì các slogan cần tránh sự trúc trắc và phải tận dụng tối đa các thanh bằng. Chính vì hiểu được nguyên tắc này, rất nhiều thông điệp của các ngân hàng trong thời gian qua đã đi vào tâm trí của người tiêu dùng: “Ngân hàng của mọi nhà” (ACB), “Người bạn đồng hành tin cậy” (Đông Á)… Ngược lại, một số doanh nghiệp lại chọn thông điệp rất khó nhớ như: “Giá trị tích lũy niềm tin” bởi có quá nhiều thanh nặng.

Trong tiếng Việt, số lượng từ của slogan thường ít khi vượt qua số 9. Vì nó được coi là con số đẹp và đủ dài để lưu lại trong tâm trí người tiêu dùng.

Như vậy, cho dù là trên phương diện nào, yếu tố “phong thủy” trong marketing cần phải được hiểu đúng là yếu tố dành cho khách hàng, sự phù hợp phải đáp ứng được sở thích của phần lớn các khách hàng mục tiêu chứ không phải là với “cái tôi” của doanh nghiệp. Hiểu được điều này, các doanh nghiệp sẽ sớm thành công trên bước đường chinh phục khách hàng.

(Theo Nguoilanhdao)

 

Ý kiến của bạn

Off Telex VNI VIQR

Các tin bài khác

Đường cong rực lửa
Natasha Barnard mặn nồng vẻ đẹp Nam Phi
Victorias Secret chưa bao giờ thôi sexy
Giấc mộng mang tên Khát khao

Bạn thấy giao diện của Cửa Sổ Mới thế nào ?
Đẹp và ấn tượng
Dễ nhìn nhưng còn sơ sài
Cần thay đổi