Hình thế và phương vị trong phong thủy học
14:00
|
03/03/2010
Cuộc sống của con người không thể thiếu nước, nhưng nếu quá nhiều nước thì con người sẽ thường xuyên phải đối diện với các tai nạn do nước mang đến. Do đó, khi lựa chọn nơi cứ trú, con người thường chọn các nơi có địa thế cao và gần nguồn nước. Những phương diện đó được gọi là hình thế.
Sự lưu chuyển của không khí tạo ra gió. Không có gió thì sự sống sẽ khó khăn, nhưng quá nhiều gió cũng không tốt. Chúng ta có thể dễ dàng nghiệm chứng điều này ở các vùng thảo nguyên khô cằn, sa mạc nóng bỏng. Vì vậy, nơi cư trú tốt của con người phải là nơi vừa có gió mát mẻ thổi đến nhưng gió không quá mạnh và rét buốt vào mùa đông. Hai yếu tố thuộc hoàn cảnh tự nhiên này là cấp cơ bản của phong thủy học.
|
8 cung vị ứng với 8 quẻ trong "Kinh dịch" |
Trên cơ sở đó, phong thủy học cũng bắt đầu xây dựng cho mình hệ thống lý luận của mình, tức là bộ phận lý khí.
Lý khí của phong thủy học chia không gian ra làm 9 phần bằng nhau, gồm 1 cung ở giữa và 8 cung xung quanh. 8 cung vị này được gắn liền với 8 phương hướng của địa từ trường của trái đất. 8 cung vị đó ứng với 8 quẻ trong “Kinh dịch” như sau:
1. Càn là Tây Bắc
2. Khảm là Bắc
3. Cấn là Đông Bắc
4. Chấn là Đông
5. Tốn là Đông Nam
6. Ly là Nam
7. Khôn là Tây Nam
8. Đoài là Tây
Các phương vị của khí trường này tác động vào mỗi cá nhân, mỗi căn nhà, mỗi khu vực và gây ra các ảnh hưởng không giống nhau. Đặc biệt, nó kết hợp rất chặt chẽ với hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra các hiệu ứng tốt - xấu khác nhau.
Trong phong thủy học, hình thế là yếu tố căn bản, trực tiếp ảnh hưởng đến một khu vực, một căn nhà và mỗi người sinh sống trong đó. Yếu tố phương vị sẽ chỉ ra mức độ nặng nhẹ, trực tiếp hoặc gián tiếp đến từng người. Ngoài ra, các yếu tố bản thân con người cũng được tính đến trong phong thủy học. Chính bởi thế, phong thủy học là một bộ môn gắn kết 3 yếu tố thiên - địa - nhân. Quan điểm này cũng đang được giới khoa học phương Tây quan tâm tìm hiểu và từng bước công nhận.
(Theo Phongthuy)