|
(Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
|
Người có thần hữu dư được ví như cây tùng bách về mùa đông, cho dù hình thể có bị khuyết hãm vẫn không ảnh hưởng nhiều đến danh lợi, sức khỏe. Tuy nhiên, nếu thần bất túc thì dù hình thể có khôi ngô cũng khó có thể thành đạt trong cuộc sống.
Không phải ngẫu nhiên mà tướng học lưu truyền câu châm ngôn bất hủ: "Thà hình bất túc mà thần hữu dư còn hơn hình hữu dư mà thần bất túc". Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của thần khí trong mối tương quan với sắc (hình thể).
1. Thần hữu dư
- Mắt trong trẻo, mục quang linh hoạt, nhìn người mà ánh mắt không thiên lệch, vẻ sáng sủa của mắt rất tự nhiên, có thể thu tàng hay phát lộ tùy ý.
- Lông mày dài, đẹp, sáng sủa, tươi mát, hài hòa với mắt.
- Cử động thanh nhã, thuần phác, ung dung tự tại như nước chảy sông lớn đổ dồn về biển, không vấp váp.
- Khi vô tư thì thần thái thư thả, nhàn hạ; khi gặp chuyện thì hùng dũng như mãnh hổ chốn sơn lâm, không thất sắc, khí thế hiên ngang, gặp lúc gian nguy cũng không sợ hãi hay thay đổi tâm tính.
Nếu hội tụ đủ những điều kiện nêu trên mới là người có thần hữu dư.
2. Thần bất túc
- Trông sắc diện như say mà không phải say, như có bệnh mà thực ra trong người không có bệnh, mắt lờ đờ tựa như người ngái ngủ.
- Sắc mặt hớn hở hay lo nghĩ, vui hay giận đều thất thường.
- Sắc diện thoáng trông qua thì sáng sủa nhưng quan sát kỹ và nhìn lâu lại thì lại có vẻ ám tối.
- Trong lúc đàm thoại, đầu câu nói rất nhanh nhưng cuối câu nói lại chậm như mũi tên mất đà, hoặc trước chậm mà cuối câu quá nhanh thành ra nuốt tiếng khiến người nghe không hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của câu nói đó.
Những yếu tố trên biểu hiện chủ nhân có thần bất túc.
(Theo Nhân duyên và tướng cách đàn bà)