Tắm trà để khỏe hơn đẹp hơn
17:00
|
15/04/2023
Thành phần chủ yếu trong lá trà là caffeine, theocin, acid tannic…, trong đó acid tannic có thể diệt khuẩn và giúp mau lành vết thương. Vì vậy, tắm trà có công dụng chăm sóc da. Những người có làn da khô, sau vài lần tắm trà, da sẽ dần trở nên sáng bóng và mịn màng.
Nước tắm từ trà xanh: Lấy 500g trà xanh, lựa lá tươi, vò nát, cho vào nồi nước đun sôi, sau đó gạn lấy nước, pha vào bồn tắm ở nhiệt độ 30 - 380C.
Ngâm mình trong nước trà xanh là cách thư giãn nhanh chóng giúp cho tinh thần sảng khoái, xua tan mệt mỏi. Nước trà xanh sẽ giảm mụn nhọt, đồng thời giúp làn da trở nên mịn màng, mềm mại. Lưu ý là chỉ sử dụng nước trà pha lần đầu.
Ngoài ra, để làm sạch chất nhờn và se lỗ chân lông, có thể dùng một miếng bông thấm ít nước trà thoa nhẹ lên da mặt.
Nước tắm từ bã trà: Lấy một lượng bã trà sau khi được phơi khô cho vào túi vải xô rồi cột chặt miệng túi. Thả túi bã trà vào bồn tắm khi nước lạnh, đổ thêm nước sôi vào hoặc thả túi trà vào nước ở nhiệt độ 400C, để túi trà nổi trên mặt nước cho các thành phần trong trà tiết ra. Sau đó, dùng nước trà để tắm sẽ thanh tẩy được vi khuẩn, mùi hôi trên cơ thể. Nên chọn loại trà có độ pH trung hòa, không quá nhiều kiềm và acid để tránh gây tác động không tốt cho da.
Lưu ý:
- Khi vừa mới ăn no, nếu tắm trà ngay thì cơ thể chịu sự kích thích của trà, mạch máu căng lên, dễ dẫn đến thiếu máu ở khoang bụng và đại não, khiến sự tiêu hóa kém và bị chóng mặt.
- Khi cơ thể cảm thấy khó chịu, dù bệnh nhẹ hay nặng cũng không nên tắm trà. Lý do là khi tắm, lượng mồ hôi tiết ra nhiều hơn, dễ làm cho bệnh nặng thêm.
- Tắm trà có thể loại bỏ mệt mỏi, nhưng quá mệt mỏi thì không nên vận dụng. Khi cơ thể mệt mỏi, cơ bắp co rút nhanh và mạnh, máu lưu thông nhanh nên nếu tắm trà thì dễ dẫn đến thiếu máu ở tim và đại não.
- Nhiệt độ nước trà quá cao sẽ làm cho mạch máu căng quá mức, máu nhanh chóng lưuthông đến bề mặt cơ thể, dẫn đến thiếu máu ở tim và đại não, hậu quả là cơ thể xuất hiện triệu chứng chóng mặt, hoa mắt…
(Theo Suckhoedoisong.vn)