Theo Tiến sĩ Lakhmir Chawla - chuyên gia y khoa của Đại học Washington (Mỹ), những trải nghiệm đó là hiện tượng sinh học, chứ không phải hiện tượng siêu nhiên, thần bí. Để chứng minh ông và các đồng nghiệp nghiên cứu 7 người sắp chết vì mắc bệnh nặng như ung thư hoặc suy tim. Nhóm nghiên cứu theo dõi các bệnh nhân bằng thiết bị đo hoạt động não.
Chawla nhận thấy trước khi bệnh nhân chuẩn bị trút hơi thở cuối cùng, hoạt động não của họ tăng mạnh trong khoảng thời gian từ 30 giây tới 3 phút.
Mức độ hoạt động của não bệnh nhân sắp chết khi đó tương đương với người hoàn toàn tỉnh táo. Mặc dù bệnh nhân chìm trong trạng thái hôn mê và không có huyết áp. Ngay sau đợt tăng của hoạt động não, bệnh nhân qua đời.
Theo Chawla, khi lượng máu và oxy tới não giảm, mọi tế bào thần kinh sẽ phát ra xung điện cuối cùng. Hiện tượng phát xung điện cuối cùng bắt đầu ở một vùng của não và lan rộng với tốc độ tăng dần. Tình trạng đó khiến con người trải qua cảm giác mạnh.
Ông cũng giải thích thêm “Khi não sắp hết oxy, số lượng xung điện của nó sẽ tăng đột biến. Tình trạng đó có thể là nguyên nhân gây nên cảm giác cận kề cái chết”.
Nghiên cứu của Tiến sĩ Chawla là bằng chứng đầu tiên cho thấy, giấc mơ khi con người cận kề cái chết là hiện tượng sinh lý.
Mặc dù chỉ nghiên cứu 7 bệnh nhân nhưng kết quả nghiên cứu cũng đúng với mọi trường hợp sắp chết khác.