Email       Bản in

Tâm lý khác nhau dẫn đến những giấc mơ khác nhau 08:57 | 18/04/2013

Theo nhiều kết quả nghiên cứu, có sự khác biệt giữa giấc mơ ở những người bình thường và người bị bệnh. Sau khi phân tích giấc mơ ở 1000 người trưởng thành có trình độ văn hóa cấp 2 trở lên cho thấy, họ thường mơ thấy một bộ phận nhà ở hay những công trình kiến trúc.

(Hình minh họa)

Những giấc mơ như thế chiếm 24% toàn bộ giấc mơ của họ. Người lạ mặt xuất hiện trong giấc mơ chiếm 43%, người quen và bạn bè chiếm 37%, thành viên trong gia đình và bà con thân thuộc… chiếm 19%, nhân vật nổi tiếng chiếm 1%. Hoạt động giao tiếp xuất hiện nhiều trong mơ, tiếp đó là các hoạt động như ngồi, nhìn, giao tiếp, trò chơi, suy nghĩ, tranh cãi…

Còn kết quả nghiên cứu của những người mắc chứng bệnh thần kinh phân liệt khá thấp. Họ thường phủ nhận mình đã nằm mơ, hoặc có thừa nhận nhưng không thể nhớ lại được nội dung. Giấc mơ của họ thường là những công việc độc lập, đơn điệu, bất động, nội dung nghèo nàn. Đa số nội dung liên quan đến những tổn hại, mâu thuẫn hay nguy hiểm. Mơ thấy cái chết hay sắp giã từ cõi đời chiếm 57% toàn bộ giấc mơ của họ, thấy bị té ngã từ trên cao xuống chiếm 52%, bị truy đuổi chiếm 45%,.

Ở những người phụ nữ mắc chứng bệnh trên, giấc mơ của họ thường là những cảnh khủng bố, không có khả năng kháng cự, thân thể thương tật. Quan hệ xã giao trong giấc mơ mang tính cố ý, giấc mơ của họ có những đặc điểm khá thống nhất với những hành vi xuất phát từ nhân cách lúc ban ngày. Cho nên, hành vi của những người mắc chứng tâm thần phân liệt có thể xem như một đặc tính của “giấc mơ ban ngày”.

Nhà tâm thần học Kramer đã tiến hành nghiên cứu trên những đối tượng nam giới mắc chứng tâm thần phân liệt. Kết quả cho thấy, nếu được điều trị và có những chuyển biến tốt về sức khỏe, tính chất cố ý trong giấc mơ của họ cũng giảm thiểu rõ rệt, số lần xuất hiện hình ảnh những người lạ mặt cũng giảm nhiều.

Theo kết quả nghiên cứu giấc mơ ở những người mắc chứng u uất cho thấy, những bệnh nhân đã trải qua quá trình trị liệu sẽ giảm hiện tượng u uất và gia tăng số lượng giấc mơ. Lúc đầu, giấc mơ của họ không phải là mộng phiền muộn hay bi quan, mà chỉ là mơ vui. Nhưng khi những giấc mơ vui đó dần dần giảm đi hay biến mất, mộng phiền muộn lại bắt đầu tăng cao. Họ thường mơ thấy bị đuổi bắt, không người giúp, không hy vọng…

Nói cho cùng giấc mơ được quyết định bởi tâm lý, trạng thái con người là kết quả do tiềm ý thức chi phối. Giấc mơ có thể biểu hiện tâm trạng thật và trạng thái tâm lý của con người. Từ đó, tiến hành giải quyết những mâu thuẫn tâm lý, hóa giải tâm trạng tiêu cực, đưa ra sự lựa chọn rõ ràng chính xác, hướng con người tìm đến hạnh phúc.

Tuy nhiên, con người cũng thường hay gặp phải những cơn ác mộng khiến bản thân bị khủng hoảng cao độ, hay mơ thấy những giấc mơ kỳ quái khác. Điều này có liên quan mật thiết với trạng thái tâm lý.

Giấc mơ của con người muôn hình vạn trạng, tất nhiên bạn không cần thay đổi chỉ vì một giấc mơ lạ, nhưng bạn cũng chớ coi thường chúng. Nhận thấy tác dụng hữu ích của mỗi giấc mơ trong một vài giai đoạn quan trọng của cuộc đời, tìm ra những điều có thể bản thân còn chưa nghĩ đến, đấy mới là mục đích của giấc mơ.

Chúng ta nên duy trì trạng thái tích cực, đề cao chí hướng, vứt bỏ tâm trạng căng thẳng và nuôi dưỡng một tinh thần khỏe mạnh. Khi đó bạn sẽ có giấc ngủ bình yên và mơ thấy những điều tốt đẹp.

(Theo Giấc mơ & vận mệnh con người trong cuộc sống)

Ý kiến của bạn

Off Telex VNI VIQR

Các tin bài khác

Đường cong rực lửa
Natasha Barnard mặn nồng vẻ đẹp Nam Phi
Victorias Secret chưa bao giờ thôi sexy
Giấc mộng mang tên Khát khao

Bạn thấy giao diện của Cửa Sổ Mới thế nào ?
Đẹp và ấn tượng
Dễ nhìn nhưng còn sơ sài
Cần thay đổi