Email       Bản in

Bốn nhân tố dẫn đến nằm mơ 11:12 | 10/05/2010

Theo khoa học hiện đại, giấc mơ chủ yếu được hình thành từ tổ hợp hữu cơ của một vài sự vật trừu tượng, là vật thể phức tạp được xây dựng từ vài vật chất hóa học.

(Ảnh minh họa)

4 nhân tố khiến chúng ta nằm mơ:

1. Tinh thần lo lắng

Hiện khoa học vẫn chưa chứng minh được, những căng thẳng cao độ của cuộc sống hàng ngày có liên hệ nào với chuyện giấc ngủ bị gián đoạn hay không? Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, những phiền muộn mà con người phải đối mặt khi thức tỉnh sẽ đi vào giấc ngủ của họ.

Trên thực tế, khi nghiên cứu và giải mộng, mọi người sẽ phát hiện ra hình ảnh và tâm trạng của mình trong phần lớn các giấc mơ, có thể đó là những ưu phiền bạn đang cố sức giải tỏa, xóa bỏ khi thức.

Thế nhưng, nếu muốn đoán biết những ai mang tâm trạng phiền muộn trong mơ thật không dễ dàng. Có thể bạn đoán rằng, một người nào đó vốn hay lo lắng sẽ gặp nhiều ác mộng, nhưng điều đó lại thường không xảy ra, đôi khi còn trái ngược hẳn với dự đoán.

Thực tế, một số người gặp phải giấc mơ căng thẳng trong khi ngủ lại là những người sống nội tâm, có nhiều âu lo, muộn phiền vào ban ngày như dự đoán.  Họ quá mẫn cảm với sự quấy nhiễu và uy hiếp và vốn bị xem là người có tính cách yếu đuối. Có lẽ bạn cũng đã gặp những người như thế. Ngoài mặt trông họ có vẻ ôn hòa, trầm tĩnh, nhưng trong mơ họ lại là những người hay lo phiền nhất.

2. Tổ hợp lặp lại hiện thực

Đặc trưng phổ biến nhất của giấc mơ là lặp lại hiện thực và biến đổi nó trở thành quái đản, kỳ dị. Chúng dường như nối tiếp nhau trong mơ, khi đó não của bạn có thể sẽ cấu tứ nên một bối cảnh. Trong bối cảnh đó, 2 người thân của bạn đính hôn với nhau. Họ đang bơi thuyền ở thành phố Vơ-ni-dơ nước Ý. Tuy cùng là người thân của bạn, nhưng cả 2 đều là người lạ mặt. Có thể một nguyên nhân nào đó đã liên hệ tất cả lại với nhau.

Vì giấc mơ không giống như một bức tranh ghép, nên bạn phải quan sát những hình ảnh trong mơ ở một phạm vi rộng hơn: Tại sao những điều dường như chẳng liên quan với nhau lại cùng xuất hiện trong một giấc mơ? Chúng có thể cùng tồn tại trong mơ mà không hề có cảm giác quái lạ.

3. Phản ứng của cơ thể

Trong giấc mơ, ngoài hiện thực tinh thần, còn bao gồm cả hiện thực vật chất. Hiện thực vật chất do phản ứng vật chất của cơ thể khi ngủ tạo nên. Ví dụ, khi đang ngủ trên giường, người ta thường mơ thấy có vật gì đó chạy về phía mình và đè mạnh lên cánh tay. Một vài người lại nói khi ngủ họ cảm nhận được mùi vị gì đó, dù trên thực tế mùi đó rất hiếm thấy. Một số người còn nói họ cảm thấy đau nhức khi ngủ, cảm giác đau nhức đó thường xuyên xuất hiện ở giai đoạn đầu của giấc ngủ.

Những cảm giác của cơ thể trong lúc nằm mơ thường không xuất hiện sau khi tỉnh giấc. Ví dụ, khi bạn mơ thấy mình ngã xuống từ một cây cao và bị gãy chân, đau buốt, nhưng khi tỉnh giấc cảm giác đó không còn.

4. Hoạt động của não

Chúng ta có thể kiểm nghiệm những hàm ý mang dấu ấn sâu đậm được giữ lại trong mơ từ phương diện tâm lý, đồng thời tìm hiểu những hiện tượng đã xảy ra khi ta nằm mơ. Có khá nhiều kết quả quan sát liên quan đến giấc mơ khiến người ta phải thốt lên kinh ngạc. Các kết quả đó đóng vai trò vô cùng quan trọng, tạo cơ hội cho chúng ta lý giải những cảnh tượng vốn rất khó hiểu trong mơ.

Giấc mơ cũng dễ dàng được làm rõ trên phương diện vật chất. Trong quá trình nằm mơ, hoạt động điện tử trong não khá rộng lớn và rõ ràng. Khi đó, sự truyền tải năng lượng và ý tưởng trong não được dẫn đường bởi một mạng tế bào thần kinh.

Sẽ rất thú vị khi đối chiếu giữa hoạt động của cơ thể với hoạt động của bộ não khi ngủ. Khi ta ngủ, các hoạt động của cơ thể giảm xuống. So với lúc thức, tần số hít thở giảm phân nửa, tần số của nhịp tim giảm  40-70%, việc trao đổi chất và huyết áp cũng hạ thấp rất nhiều. Thế nhưng, các nhà khoa học của Đại học Harvard (Mỹ) lại cho rằng, khi ngủ say, hoạt động của tế bào thần kinh trong não chỉ giảm 5-10%.

Tuy hoạt động của não chỉ giảm 5-10% khi ngủ say, nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến vài bộ phận đặc biệt của não. Đó là các bộ phận quản lý sức tập trung, học hành, tổ hợp tin tức và trí nhớ. Trong quá trình ngủ, thời gian hoạt động của các bộ phận này giảm đến 50% và ngừng lại trong giai đoạn ngủ mơ.

Ở trạng thái tỉnh giấc sau mơ, khu trung tâm học hành trí nhớ và sức chú ý… nằm sâu trong vỏ não đều hoạt động tích cực. Chúng tiến hành phân loại những thông tin não đã tiến hành tiếp thu thành các vấn đề nghiêm trọng và không cần thiết sau đó chuyển vào khu trí nhớ làm dữ liệu.

Lượng thông tin đi vào não luôn vượt qua năng lực ý thức trong hoạt động phân loại thông tin của não. Thế nên dữ liệu của trí nhớ luôn được phân loại dựa trên mức độ cấp bách ở thời khắc nhất định. Bất cứ lúc nào, não cũng có khả năng tiếp thu dữ liệu có liên quan của trí nhớ, để phán đoán tầm quan trọng của tình hình khi đó.

Những giấc mơ tốt đẹp sẽ mang đến cho chúng ta nhiều kiến thức bổ ích, giúp chúng ta biết cách nhìn nhận rõ vị trí của mình. Cuộc sống của mỗi người chất chứa nhiều mơ ước, hy vọng, nhưng cũng không ít lo lắng, hoang mang. Suy cho cùng, những giấc mơ này xuất phát từ hoài bão của mỗi người, cho họ biết rõ chỗ đứng của mình trong vũ trụ bao la này.

(Theo Giấc mơ & vận mệnh con người trong cuộc sống)

Ý kiến của bạn

Off Telex VNI VIQR

Các tin bài khác

Đường cong rực lửa
Natasha Barnard mặn nồng vẻ đẹp Nam Phi
Victorias Secret chưa bao giờ thôi sexy
Giấc mộng mang tên Khát khao

Bạn thấy giao diện của Cửa Sổ Mới thế nào ?
Đẹp và ấn tượng
Dễ nhìn nhưng còn sơ sài
Cần thay đổi