Giấc mơ làm tăng trí nhớ con người
10:22
|
14/04/2011
Thí nghiệm thứ nhất
|
(Ảnh minh họa) |
Trước tiên, những người được mời tham gia thí nghiệm sẽ ngủ suốt 5 giờ trong phòng thí nghiệm. Lúc 4 giờ 30 phút sáng, họ được đánh thức để rời khỏi giường và cùng thưởng thức một loạt phim hoạt hình.
Sau khi xem qua 2 lượt, theo yêu cầu đặt ra, họ sẽ viết lại nội dung đã xem. Tiếp đó, họ lại lên giường ngủ thêm 2 giờ nữa. Cuối cùng, họ tham gia tiến trình kiểm tra trí nhớ.
Kết quả, trong giấc ngủ vào 2 giờ sau cùng, với những ai có nằm mơ thì khả năng nhớ các cảnh phim đã xem không hề giảm sút, thậm chí còn tăng so với trước đó.
Riêng những người không nằm mơ thì khả năng nhớ thấp, thậm chí kém hơn trước. Với những người không hề chợp mắt trong 2 tiếng sau cùng, trí nhớ cũng kém hơn so với trước đó.
Thí nghiệm thứ hai
Trước tiên, người ta sẽ viết lên mỗi tờ phiếu một tính từ miêu tả tính cách con người: “hào hùng khí phách”, “ngang ngược hống hách”, “lạnh lùng cứng nhắc”, “lù đù ngốc nghếch”…
Sau đó, mời 2 nhóm người cùng tiến hành phân loại những tấm phiếu trên 2 lần trước khi ngủ. Lần đầu phân loại dựa theo tiêu chuẩn “Tôi là thế này” và “Tôi không là thế này”. Lần thứ 2 dựa theo tiêu chuẩn “Tôi hy vọng thế này”.
Sau khi đã hoàn tất công đoạn đó, họ được yêu cầu đọc qua tất cả các tờ phiếu. Tiếp theo, hộp phiếu được cất đi và họ phải viết lại tất cả các nội dung vừa đọc. Cuối cùng, cả 2 nhóm được yêu cầu cùng lên giường đi ngủ.
Một nhóm giật mình tỉnh giấc mỗi khi giấc mơ vừa bắt đầu và một nhóm chỉ tỉnh giấc sau khi giấc mơ đã kết thúc. Số lần bị đánh thức của 2 nhóm như nhau.
Tuy nhiên, nhóm đầu tiên bị mất hẳn giấc mơ, còn nhóm thứ 2 vẫn duy trì được giấc mơ của mình. Sáng hôm sau thức dậy, họ được yêu cầu viết lại lần nữa nội dung những lá phiếu đã đọc hôm qua. Tuy sức nhớ của 2 nhóm đều giảm, nhưng mức độ quên của nhóm thứ nhất lại cao hơn nhóm thứ 2.
Nghiên cứu của Đại học Ottawa (Canada)
Các nhân viên nghiên cứu đã tiến hành một thí nghiệm tiến triển hơn so với trước đó. Kết quả cho thấy, trong giấc ngủ mơ, con người đã biến những tổ hợp tài liệu vừa học gần nhất trở thành sức nhớ lâu dài.
Khi tiến hành nghiên cứu trên một nhóm học sinh đăng ký tham gia khóa học ngôn ngữ, họ phát hiện: Những học sinh có sức nhớ nhanh nhất có khuynh hướng gia tăng thời lượng ngủ mơ; những học sinh tiếp thu chậm thì ngược lại.
Như vậy, ở một góc độ nào đó, giấc mơ có tác động khá lớn tới trí nhớ của con người.
(Theo Giấc mơ & vận mệnh con người trong cuộc sống)