Kỳ lân tống tử
16:24
|
20/06/2014
Kỳ lân cùng với rồng, phượng, rùa, được gọi là tứ linh, quan phục của quan võ nhất phẩm xưa đều có thêu hình kỳ lân, cho thấy vị trí của kỳ lân chỉ đứng sau rồng.
Tương truyền, trước khi Khổng Tử ra đời, có một con kỳ lân đã xuất hiện ở nhà ông, miệng nhả ra sách ngọc, trong sách ngọc ghi chép vận mệnh của vị thánh nhân này, nói rằng ngài là con của vương hầu nhưng sinh không gặp thời. Cho nên khi Khổng Tử được sinh ra mọi người đều gọi ông là kỳ lân.
Kỳ lân là thú thần tặng con, cho nên trong biểu tượng “kỳ lân tống tử” có một đứa trẻ cưỡi trên lưng kỳ lân, trong tay cầm một đóa hoa sen, biểu thị sinh liền quý tử, đó là ý nghĩa tiềm ẩn trong biểu tượng.
Kỳ lân và sách ngọc cùng kết hợp trong một biểu tượng thì gọi là “kỳ lân tường đoan” ( kỳ lân cát tường) hoặc kỳ lân như ý.
Kỳ lân ngoài ý nghĩa tăng vượng nhân đinh còn có thể chiêu tài, tăng phúc, tiêu tai, giải ách, diệt trừ ma quỷ, hóa giải sát khí.
Cách sử dụng:
Người trong gia đình nếu muốn có thêm con cái thì có thể đặt tại phương vị cát lợi trong phòng ngủ một biểu tượng kỳ lân tống tử, đầu kỳ lân phải hướng ra ngoài.
Nếu trong nhà có cuộc sống bất an, thường phát sinh bệnh tật, bất trắc, tranh cãi, phá tài… thì có thể đặt một biểu tượng kỳ lân tại phương vị cát tường trong phòng khách.
Biểu tượng kỳ lân đặt tại phương vị tài khí trong nhà, có thể đem đến tài vận cho gia đình.